Rủi ro về giá trong kinh doanh cà phê
Trong thị trường hàng hóa nói chung, giá giảm thì có người than lỗ, giá tăng cũng có người than lỗ. Vậy đâu là rủi ro và làm sao để tránh các rủi ro này?
Đây là câu hỏi muôn thuở đã có nhiều lời giải đáp. Đây chỉ là một hướng tiếp cận mà thạc sĩ Lê Hoàng Nhi, chuyên gia luật về các công cụ và thị trường tài chính – Đại học Paris 11, thạc sĩ tài chính – Sorbonne Panthéon Paris 1 chia sẻ cùng doanh nghiệp và những ai quan tâm trên chuyên trang thị trường cà phê.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả lấy trường hợp giá cà phê, mặt hàng vốn sôi động nhất nhì trong thị trường giao dịch hàng hóa thế giới (gồm dầu thô, cà phê và vàng) để bạn đọc dễ hình dung.
Thế giới biết về rủi ro và phòng chống từ lâu. Nhưng, kể từ khi giải Nobel kinh tế được trao cho Paul Krugman vào năm 2008 để vinh danh cho tài năng và những đóng góp lớn lao của ông về lý thuyết thương mại và địa lý kinh tế, mọi người chú ý tìm hiểu các công trình của ông. Họ giật mình vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ cùng năm đó đã được Paul Krugman dự báo qua tác phẩm “Sự trở lại của kinh tế học suy thoái” trước đấy cả chục năm.
Cùng đọc lại những bài viết của Krugman đã cảnh báo, mọi người mới bừng tỉnh và ngậm ngùi nếm trái đắng cho việc xem thường những rủi ro. Từ đó, cả thế giới mới bắt đầu chịu nhìn nhận lại và đưa việc dự báo và phòng chống rủi ro về đúng tầm.
Bàn về chủ đề rủi ro trong kinh doanh, đây là đề tài rộng vì cứ mỗi lãnh vực, ngóc ngách kinh doanh đều tiềm ẩn rủi ro và cách phòng chống thì không giống nhau. Bài viết này xin kể câu chuyện về rủi ro giá hàng hóa, cụ thể hơn là giá trong hoạt động kinh doanh cà phê hạt.
Câu chuyện đầu tiên là câu chuyện về giá giảm. Câu chuyện bắt đầu từ cách đây tầm 20 năm. Thuở ấy, ít thông tin, giá cà phê còn bấp bênh, đời sống những người nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên cũng bấp bênh theo giá. Cứ mỗi năm được mùa cà phê thì nhà cửa xóm làng thay đổi, đường phố có nhiều xe đời mới và con cái thì được gởi đi học thành phố.
Còn khi giá cà phê xuống thấp, có lúc chỉ còn 5.000 đồng/kg, con cái bị kéo trở về học ở buôn làng, nhiều rẫy cà phê phải bị đốt. Khi được giá tăng trở lại, con cái lại được gởi đi học, nhà nhà lại trồng cà phê. Giá thấp hay cao nằm ngoài tầm tay của nông dân. Con người ta thích nghi với tình huống. Rủi ro và phòng chống là một khái niệm xa xỉ đối với họ. Đó là chuyện ngày xưa.
Ngày nay, cùng với sự phát triển Internet, nông dân ngày nay ngồi ở nhà cũng biết được giá cà phê trên thế giới ở thời gian thực. Khái niệm rủi ro và phòng chống cũng không có gì xa lạ trong nghề cà phê.
Cũng may, giá cà phê trong năm qua tăng cao, người nông dân hưởng chút lợi. Thế nhưng, hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải thua lỗ. Nhiều doanh nghiệp đã bán trước trước ở giá thấp buộc phải gom hàng ở giá cao để xuất khẩu. Gặp lúc khủng hoảng kinh tế, tín dụng khó khăn, họ không mua được hàng để giao dẫn đến xù hàng. Nhiều doanh nghiệp điêu đứng, thiệt hại nặng nề, phá sản. Thiệt hại về vật chất thì có thể tính toán được, nhưng thiệt hại về uy tín thì không thể đo đếm và hậu quả còn có thể kéo dài. Đó là câu chuyện giá tăng.
Rõ ràng là giá giảm hay tăng cũng gây thiệt hại nặng nề, không cho nhóm này thì cũng cho nhóm khác trong chuổi cung ứng cà phê. Do đó, tùy vị thế kinh doanh mà xác định xem đâu giá giảm hay tăng là rủi ro của mình.
Nôm na là thế này, ta xem có hai nhóm người trong chuổi cung ứng: nhóm nắm giữ hàng (long position) và nhóm cần hàng (short position). Nhóm nắm giữ hàng lo sợ giá rớt và nhóm cần hàng lo sợ giá tăng. Xem như lo sợ giá rớt hay giá tăng là rủi ro của họ.
Giá như thị trường chỉ có một loại giá và mọi người chăm chăm tránh các rủi ro này thì câu chuyện khá đơn giản. Ngành cà phê còn có thêm mấy cách tính giá khác làm cho việc quản lý rủi ro trở nên phức tạp hơn.
Để đơn giản hóa vấn đề theo hướng tiếp cận của quản trị rủi ro, tôi xin chia giá thành 3 nhóm giá cơ bản: giá “chốt trước” (outright), giá “chốt sau” (PTBF – price to be fixed) và giá niêm yết trên thị trường kỳ hạn (giá futures).
Giá “chốt trước” là giá mà hai bên đã thống nhất ngay khi có hợp đồng, bao gồm cả trường hợp giao ngay (spot) hay giao sau (forward) hay giao trên thị trường kỳ hạn (futures). Giá “chốt sau” là giá mà hai bên thỏa thuận sẽ chốt vào một thời điểm trong tương lai.
Về thực chất, giá “chốt trước” hay “chốt sau” đều lấy căn cứ vào giá trên thị trường kỳ hạn. Phần chênh lệch giữa giá trên thị trường kỳ hạn và giá “chốt trước”, “chốt sau” được gọi là giá chênh lệch (differential price). Gọi giá “differential” là giá chênh lệch vì rằng nó có thể là giá trừ lùi hay giá cộng. Tùy theo giá trị hoặc nhu cầu thị trường mà giá chênh lệch có thể là trừ lùi nhiều hay ít hoặc thậm chí cộng thêm so với giá niêm yết trên thị trường kỳ hạn.
Rủi ro giờ đây không chỉ đơn thuần là giá cao, giá thấp mà phải còn tính đến sự dao động của giá chênh lệch.
Người bán thì bao giờ cũng muốn bán ở giá cao, người mua muốn mua ở giá thấp. Giá ký kết (chốt trước hay chốt sau) hình thành dựa vào giá kỳ hạn và giá chênh lệch (giá cộng hoặc giá trừ).
Trong trường hợp giá kỳ hạn không đổi thì giá chênh lệch càng cao, người bán có lợi, giá chênh lệch thấp, người mua có lợi. Quan hệ rủi ro dựa vào giá chênh lệch được mô tả theo như ma trận sau:
Như đã nói ở trên, rủi ro xảy ra chỉ khi giá biến động. Do đó, trong trường hợp giá “chốt trước”, tức giá mà hai bên đã thống nhất (“chốt giá kỳ hạn”) ngay khi có hợp đồng. Để có lời trong kiểu kinh doanh này, nông dân hoặc người kinh doanh phải tính trước các chi phí đầu vào và định giá đầu ra để kiếm lời. Đây là kiểu kinh doanh ăn chắc mặc bền, rủi ro ít và lợi nhuận cũng không nhiều.
Đối với người kinh doanh mua đi bán lại với “giá chốt trước” thì nên đặc biệt quan tâm đến rủi ro biến động giá chênh lệch. Dù sao, để phát triển bền vững, đây là loại hình kinh doanh được khuyến khích.
Nhưng đã có kinh nghiệm: tuy đã có hàng trong tay, người bán thấy giá tăng, hám lợi, xù không giao cho khách đã mua mà giao cho các hợp đồng cao hơn để kiếm thêm lợi nhuận; còn những người chưa mua được hàng, do giá tăng, họ “tẩu vi thượng sách”. Nhiều nhà xuất khẩu đổ thừa cho nông dân và những người cung ứng cấp thấp xù không giao hàng nên họ không có hàng để giao cho các hợp đồng đã ký với mức giá thấp.
Trong thực tế, do muốn kiếm thêm chút lời hoặc do nhu cầu thị trường, nhiều người thích đầu cơ với hợp đồng giá “chốt sau” hơn.
Do giá kỳ hạn luôn biến động, nên sự kết hợp giữa biến động giá kỳ hạn và biến động giá chênh lệch làm cho việc đánh giá rủi ro của giá “chốt sau” trở nên … rối như canh hẹ.
Lại một lần nữa, quan hệ rủi ro đối với người bán, người mua trong trường hợp “chốt sau” được mô hình hóa đơn giản như thế này:
Trường hợp không xác định là trường hợp không biết chính xác lời hay lỗ. Muốn xác định được lời hay lỗ thì phải tính đến sự khác biệt trong biên độ dao động của giá kỳ hạn và giá chênh lệch.
Do không dự liệu được sự biến đổi của hai loại giá này nên đây có thể xem trường hợp không xác định là rủi ro đối với nhà kinh doanh.
Rõ ràng là khi gia tăng công cụ giá, rủi ro càng tăng và người sử dụng sẽ dễ dàng rối như gà mắc tóc.
Trở lại với trường hợp thực tế về rủi ro giá tăng dẫn đến xù hàng xuất khẩu trong ngành cà phê năm vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) yêu cầu Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (Vicofa) chỉ thị cho các thành viên của mình không nên ký hợp đồng kỳ hạn và khuyến cáo các nhà xuất khẩu không nên ký các hợp đồng xuất khẩu theo phương thức chốt giá sau (theo TBKTSG Online) trong niên vụ 2011/2012.
Trước hết, hợp đồng kỳ hạn nói chung là công cụ bảo hộ giá. Nếu chúng ta ký kết hợp đồng bán trước, giao sau (forward) trong phạm vi khả năng cung ứng của ta thì đây là một công cụ tốt. Rủi ro của công cụ này phát sinh khi ta mua bán vượt quá tầm kế hoạch cung ứng và không thể nào thực hiện được hợp đồng.
Không có hàng cung ứng là do lập kế hoạch cung ứng quá khả năng, không mua được hàng do giá tăng hoặc thiếu tài chính do thắt chặt tính dụng. Giá tăng có thể được giải quyết qua công cụ hợp đồng kỳ hạn (futures) để bảo hộ giá. Thiếu tài chính do tình hình kinh tế chung thì ta có thể thương lượng nhờ hổ trợ tài chính thay vì xù hàng.
Do đó, đứng trên gốc độ của quản trị rủi ro, việc khuyến cáo không nên ký kết hợp đồng kỳ hạn khi không có hàng để tránh rủi ro xù hàng thì có vẻ hợp lý nhưng thực tế là chúng ta đã chặt nhầm đầu rắn Hydra. Chúng ta không những không giải quyết được căn nguyên của rủi ro là ở khâu kế hoạch cung ứng mà còn chặn luôn cả kênh bảo hộ rủi ro.
Còn đối với trường hợp của phương thức chốt giá sau, tiến sĩ Bảo Trung và chuyên gia Nguyễn Quang Bình đã có bài viết rất sâu để phản biện vấn đề này.
Tiến sĩ Trung cho rằng phương thức chốt giá sau vẫn là một công cụ có thể quản lý được và phù hợp với thông lệ kinh doanh quốc tế. Vấn đề là trong thực tế do rủi ro về giá trừ lùi, rủi ro về thực hiện sai, hay rủi ro chốt giá không đúng thời điểm (rủi ro về giá kỳ hạn) làm cho nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Đó là do lỗi của việc dụng phương thức này vào thực tế.
Ông Nguyễn Quang Bình ủng hộ phương thức chốt giá sau dựa vào kinh nghiệm kinh doanh. Trong thực tế, nhìn vào số lượng hợp đồng chốt trước hay chốt sau mà người kinh doanh có thể dự đoán được tâm lý thị trường. Nhiều hợp đồng chốt trước là khi thị trường thụ động, mọi người lo sợ rủi ro, tâm lý giá xuống; nhiều hợp đồng chốt sau là khi thị trường sôi nổi, mọi người đầu cơ vào giá, tâm lý giá lên. Ngân hàng cũng nhìn vào đó mà thường cấp tín dụng cho hợp đồng chốt sau hơn.
Do đó, “của César hãy trả cho César”, việc lựa chọn phương thức kinh doanh, hãy để doanh nghiệp tự quyết lấy.
Thực vậy, chúng ta không thể loại bỏ rủi ro về giá đơn giản như việc chém đầu rắn Hydra. Các bước trong quản trị rủi ro là trước hết phải nhận diện rủi ro, kế đến là đánh giá rủi ro và sau cùng là kiểm soát rủi ro. Vấn đề là khi kiểm soát, ngăn chặn rủi ro thì không được làm phát sinh rủi ro mới. Đó cũng là bí quyết mà Heracles tiêu diệt được rắn Hydra.
Tóm lại, đưa ra những giải pháp tình huống để giúp các doanh nghiệp tránh rủi ro, đó là cách cha mẹ dành cho con cái khi còn nhỏ. Để nông nghiệp và doanh nghiệp Việt Nam trưởng thành, họ phải được nâng cao kiến thức về nhận diện, phòng chống rủi ro và tự mình chịu trách nhiệm. Bộ NN&PTNT và Vicofa nên tổ chức đào tạo hướng dẫn nông dân, doanh nghiệp phòng chống rủi ro; đưa ra những biện pháp kỹ thuật giám sát việc thực hiện quản trị rủi ro thay vì đưa ra những rào chắn, kinh doanh có điều kiện cho doanh nghiệp.
Nếu một hai doanh nghiệp xuất khẩu không tuân thủ nguyên tắc quản trị rủi ro dẫn đến thiệt hại, họ sẽ tự bị đào thải. Còn khi nhiều doanh nghiệp cùng gặp vấn đề thì đó trở thành câu chuyện về cơ chế, nhận thức. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục nhận thức sai về rủi ro, không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa hoặc đưa ra những quyết sách chung cho thị trường thì mãi sẽ không thoát ra khỏi tình trạng như gà mắc tóc như hiện nay.
Đây là câu hỏi muôn thuở đã có nhiều lời giải đáp. Đây chỉ là một hướng tiếp cận mà thạc sĩ Lê Hoàng Nhi, chuyên gia luật về các công cụ và thị trường tài chính – Đại học Paris 11, thạc sĩ tài chính – Sorbonne Panthéon Paris 1 chia sẻ cùng doanh nghiệp và những ai quan tâm trên chuyên trang thị trường cà phê.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả lấy trường hợp giá cà phê, mặt hàng vốn sôi động nhất nhì trong thị trường giao dịch hàng hóa thế giới (gồm dầu thô, cà phê và vàng) để bạn đọc dễ hình dung.
Giá và rủi ro: chạy trời không khỏi nắng
Trong thời kỳ mà mọi người phập phòng về nguy cơ khủng hoảng nợ ở Châu Âu, sự mất tín nhiệm của dân chúng đối với thị trường tài chính, người ta rộn ràng nhắc đến rủi ro và phòng chống rủi ro.Thế giới biết về rủi ro và phòng chống từ lâu. Nhưng, kể từ khi giải Nobel kinh tế được trao cho Paul Krugman vào năm 2008 để vinh danh cho tài năng và những đóng góp lớn lao của ông về lý thuyết thương mại và địa lý kinh tế, mọi người chú ý tìm hiểu các công trình của ông. Họ giật mình vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ cùng năm đó đã được Paul Krugman dự báo qua tác phẩm “Sự trở lại của kinh tế học suy thoái” trước đấy cả chục năm.
Cùng đọc lại những bài viết của Krugman đã cảnh báo, mọi người mới bừng tỉnh và ngậm ngùi nếm trái đắng cho việc xem thường những rủi ro. Từ đó, cả thế giới mới bắt đầu chịu nhìn nhận lại và đưa việc dự báo và phòng chống rủi ro về đúng tầm.
Bàn về chủ đề rủi ro trong kinh doanh, đây là đề tài rộng vì cứ mỗi lãnh vực, ngóc ngách kinh doanh đều tiềm ẩn rủi ro và cách phòng chống thì không giống nhau. Bài viết này xin kể câu chuyện về rủi ro giá hàng hóa, cụ thể hơn là giá trong hoạt động kinh doanh cà phê hạt.
Câu chuyện đầu tiên là câu chuyện về giá giảm. Câu chuyện bắt đầu từ cách đây tầm 20 năm. Thuở ấy, ít thông tin, giá cà phê còn bấp bênh, đời sống những người nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên cũng bấp bênh theo giá. Cứ mỗi năm được mùa cà phê thì nhà cửa xóm làng thay đổi, đường phố có nhiều xe đời mới và con cái thì được gởi đi học thành phố.
Còn khi giá cà phê xuống thấp, có lúc chỉ còn 5.000 đồng/kg, con cái bị kéo trở về học ở buôn làng, nhiều rẫy cà phê phải bị đốt. Khi được giá tăng trở lại, con cái lại được gởi đi học, nhà nhà lại trồng cà phê. Giá thấp hay cao nằm ngoài tầm tay của nông dân. Con người ta thích nghi với tình huống. Rủi ro và phòng chống là một khái niệm xa xỉ đối với họ. Đó là chuyện ngày xưa.
Ngày nay, cùng với sự phát triển Internet, nông dân ngày nay ngồi ở nhà cũng biết được giá cà phê trên thế giới ở thời gian thực. Khái niệm rủi ro và phòng chống cũng không có gì xa lạ trong nghề cà phê.
Cũng may, giá cà phê trong năm qua tăng cao, người nông dân hưởng chút lợi. Thế nhưng, hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải thua lỗ. Nhiều doanh nghiệp đã bán trước trước ở giá thấp buộc phải gom hàng ở giá cao để xuất khẩu. Gặp lúc khủng hoảng kinh tế, tín dụng khó khăn, họ không mua được hàng để giao dẫn đến xù hàng. Nhiều doanh nghiệp điêu đứng, thiệt hại nặng nề, phá sản. Thiệt hại về vật chất thì có thể tính toán được, nhưng thiệt hại về uy tín thì không thể đo đếm và hậu quả còn có thể kéo dài. Đó là câu chuyện giá tăng.
Rõ ràng là giá giảm hay tăng cũng gây thiệt hại nặng nề, không cho nhóm này thì cũng cho nhóm khác trong chuổi cung ứng cà phê. Do đó, tùy vị thế kinh doanh mà xác định xem đâu giá giảm hay tăng là rủi ro của mình.
Nôm na là thế này, ta xem có hai nhóm người trong chuổi cung ứng: nhóm nắm giữ hàng (long position) và nhóm cần hàng (short position). Nhóm nắm giữ hàng lo sợ giá rớt và nhóm cần hàng lo sợ giá tăng. Xem như lo sợ giá rớt hay giá tăng là rủi ro của họ.
Nhóm nắm giữ hàng (long position) | Nhóm cần hàng (short position) | |
Giá giảm | Lỗ (rủi ro) | Lời |
Giá tăng | Lời | Lỗ (rủi ro) |
Nhiều giá: lắm công cụ, nhiều rủi ro
Những ai mới bước vào nghề buôn bán cà phê, họ hẳn sẽ phải toát mồ hôi với đủ loại giá. Có nhiều khái niệm liên quan đến giá phải nhớ như: giá cộng, giá trừ lùi; giá “chốt trước”, “chốt sau”; giá chốt, giá kỳ hạn…Để đơn giản hóa vấn đề theo hướng tiếp cận của quản trị rủi ro, tôi xin chia giá thành 3 nhóm giá cơ bản: giá “chốt trước” (outright), giá “chốt sau” (PTBF – price to be fixed) và giá niêm yết trên thị trường kỳ hạn (giá futures).
Giá “chốt trước” là giá mà hai bên đã thống nhất ngay khi có hợp đồng, bao gồm cả trường hợp giao ngay (spot) hay giao sau (forward) hay giao trên thị trường kỳ hạn (futures). Giá “chốt sau” là giá mà hai bên thỏa thuận sẽ chốt vào một thời điểm trong tương lai.
Về thực chất, giá “chốt trước” hay “chốt sau” đều lấy căn cứ vào giá trên thị trường kỳ hạn. Phần chênh lệch giữa giá trên thị trường kỳ hạn và giá “chốt trước”, “chốt sau” được gọi là giá chênh lệch (differential price). Gọi giá “differential” là giá chênh lệch vì rằng nó có thể là giá trừ lùi hay giá cộng. Tùy theo giá trị hoặc nhu cầu thị trường mà giá chênh lệch có thể là trừ lùi nhiều hay ít hoặc thậm chí cộng thêm so với giá niêm yết trên thị trường kỳ hạn.
Rủi ro giờ đây không chỉ đơn thuần là giá cao, giá thấp mà phải còn tính đến sự dao động của giá chênh lệch.
Người bán thì bao giờ cũng muốn bán ở giá cao, người mua muốn mua ở giá thấp. Giá ký kết (chốt trước hay chốt sau) hình thành dựa vào giá kỳ hạn và giá chênh lệch (giá cộng hoặc giá trừ).
Trong trường hợp giá kỳ hạn không đổi thì giá chênh lệch càng cao, người bán có lợi, giá chênh lệch thấp, người mua có lợi. Quan hệ rủi ro dựa vào giá chênh lệch được mô tả theo như ma trận sau:
Người mua | Người bán | |
Giá chênh lệch cao (tăng tiến đến giá cộng) | Lỗ (rủi ro) | Lời |
Giá chênh lệch thấp (giảm tiến về giá trừ lùi) | Lời | Lỗ (rủi ro) |
Đối với người kinh doanh mua đi bán lại với “giá chốt trước” thì nên đặc biệt quan tâm đến rủi ro biến động giá chênh lệch. Dù sao, để phát triển bền vững, đây là loại hình kinh doanh được khuyến khích.
Nhưng đã có kinh nghiệm: tuy đã có hàng trong tay, người bán thấy giá tăng, hám lợi, xù không giao cho khách đã mua mà giao cho các hợp đồng cao hơn để kiếm thêm lợi nhuận; còn những người chưa mua được hàng, do giá tăng, họ “tẩu vi thượng sách”. Nhiều nhà xuất khẩu đổ thừa cho nông dân và những người cung ứng cấp thấp xù không giao hàng nên họ không có hàng để giao cho các hợp đồng đã ký với mức giá thấp.
Trong thực tế, do muốn kiếm thêm chút lời hoặc do nhu cầu thị trường, nhiều người thích đầu cơ với hợp đồng giá “chốt sau” hơn.
Do giá kỳ hạn luôn biến động, nên sự kết hợp giữa biến động giá kỳ hạn và biến động giá chênh lệch làm cho việc đánh giá rủi ro của giá “chốt sau” trở nên … rối như canh hẹ.
Lại một lần nữa, quan hệ rủi ro đối với người bán, người mua trong trường hợp “chốt sau” được mô hình hóa đơn giản như thế này:
Người mua | Người bán | ||
Giá kỳ hạn tăng | Giá chênh lệch tăng | Lỗ (rủi ro) | Lời |
Giá chênh lệch không đổi | Lỗ (rủi ro) | Lời | |
Giá chênh lệch giảm | Không xác định (rủi ro) | Không xác định (rủi ro) | |
Giá kỳ hạn không đổi | Giá chênh lệch tăng | Lỗ (rủi ro) | Lời |
Giá chênh lệch không đổi | Tương tự trường hợp chốt trước (không rủi ro) | Tương tự trường hợp chốt trước (không rủi ro) | |
Giá chênh lệch giảm | Lời | Lỗ (rủi ro) | |
Giá kỳ hạn giảm | Giá chênh lệch tăng | Không xách định (rủi ro) | Không xách định (rủi ro) |
Giá chênh lệch không đổi | Lời | Lỗ (rủi ro) | |
Giá chênh lệch giảm | Lời | Lỗ (rủi ro) |
Do không dự liệu được sự biến đổi của hai loại giá này nên đây có thể xem trường hợp không xác định là rủi ro đối với nhà kinh doanh.
Rõ ràng là khi gia tăng công cụ giá, rủi ro càng tăng và người sử dụng sẽ dễ dàng rối như gà mắc tóc.
Giải quyết rủi ro – câu chuyện về rắn Hydra
Trong thần thoại Hy Lạp có câu chuyện về rắn thần Hydra. Rắn Hydra có một đặc điểm đáng sợ là khi nó bị chặt một đầu thì nơi đó sẽ mọc ra hai cái đầu mới. Rủi ro cũng y như vậy. Nếu ta không nhận diện và xử lý đúng rủi ro thì việc ngăn chặn rủi ro có nguy cơ phát sinh ra nhiều rủi ro mới.Trở lại với trường hợp thực tế về rủi ro giá tăng dẫn đến xù hàng xuất khẩu trong ngành cà phê năm vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) yêu cầu Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (Vicofa) chỉ thị cho các thành viên của mình không nên ký hợp đồng kỳ hạn và khuyến cáo các nhà xuất khẩu không nên ký các hợp đồng xuất khẩu theo phương thức chốt giá sau (theo TBKTSG Online) trong niên vụ 2011/2012.
Trước hết, hợp đồng kỳ hạn nói chung là công cụ bảo hộ giá. Nếu chúng ta ký kết hợp đồng bán trước, giao sau (forward) trong phạm vi khả năng cung ứng của ta thì đây là một công cụ tốt. Rủi ro của công cụ này phát sinh khi ta mua bán vượt quá tầm kế hoạch cung ứng và không thể nào thực hiện được hợp đồng.
Không có hàng cung ứng là do lập kế hoạch cung ứng quá khả năng, không mua được hàng do giá tăng hoặc thiếu tài chính do thắt chặt tính dụng. Giá tăng có thể được giải quyết qua công cụ hợp đồng kỳ hạn (futures) để bảo hộ giá. Thiếu tài chính do tình hình kinh tế chung thì ta có thể thương lượng nhờ hổ trợ tài chính thay vì xù hàng.
Do đó, đứng trên gốc độ của quản trị rủi ro, việc khuyến cáo không nên ký kết hợp đồng kỳ hạn khi không có hàng để tránh rủi ro xù hàng thì có vẻ hợp lý nhưng thực tế là chúng ta đã chặt nhầm đầu rắn Hydra. Chúng ta không những không giải quyết được căn nguyên của rủi ro là ở khâu kế hoạch cung ứng mà còn chặn luôn cả kênh bảo hộ rủi ro.
Còn đối với trường hợp của phương thức chốt giá sau, tiến sĩ Bảo Trung và chuyên gia Nguyễn Quang Bình đã có bài viết rất sâu để phản biện vấn đề này.
Tiến sĩ Trung cho rằng phương thức chốt giá sau vẫn là một công cụ có thể quản lý được và phù hợp với thông lệ kinh doanh quốc tế. Vấn đề là trong thực tế do rủi ro về giá trừ lùi, rủi ro về thực hiện sai, hay rủi ro chốt giá không đúng thời điểm (rủi ro về giá kỳ hạn) làm cho nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Đó là do lỗi của việc dụng phương thức này vào thực tế.
Ông Nguyễn Quang Bình ủng hộ phương thức chốt giá sau dựa vào kinh nghiệm kinh doanh. Trong thực tế, nhìn vào số lượng hợp đồng chốt trước hay chốt sau mà người kinh doanh có thể dự đoán được tâm lý thị trường. Nhiều hợp đồng chốt trước là khi thị trường thụ động, mọi người lo sợ rủi ro, tâm lý giá xuống; nhiều hợp đồng chốt sau là khi thị trường sôi nổi, mọi người đầu cơ vào giá, tâm lý giá lên. Ngân hàng cũng nhìn vào đó mà thường cấp tín dụng cho hợp đồng chốt sau hơn.
Do đó, “của César hãy trả cho César”, việc lựa chọn phương thức kinh doanh, hãy để doanh nghiệp tự quyết lấy.
Thực vậy, chúng ta không thể loại bỏ rủi ro về giá đơn giản như việc chém đầu rắn Hydra. Các bước trong quản trị rủi ro là trước hết phải nhận diện rủi ro, kế đến là đánh giá rủi ro và sau cùng là kiểm soát rủi ro. Vấn đề là khi kiểm soát, ngăn chặn rủi ro thì không được làm phát sinh rủi ro mới. Đó cũng là bí quyết mà Heracles tiêu diệt được rắn Hydra.
Tóm lại, đưa ra những giải pháp tình huống để giúp các doanh nghiệp tránh rủi ro, đó là cách cha mẹ dành cho con cái khi còn nhỏ. Để nông nghiệp và doanh nghiệp Việt Nam trưởng thành, họ phải được nâng cao kiến thức về nhận diện, phòng chống rủi ro và tự mình chịu trách nhiệm. Bộ NN&PTNT và Vicofa nên tổ chức đào tạo hướng dẫn nông dân, doanh nghiệp phòng chống rủi ro; đưa ra những biện pháp kỹ thuật giám sát việc thực hiện quản trị rủi ro thay vì đưa ra những rào chắn, kinh doanh có điều kiện cho doanh nghiệp.
Nếu một hai doanh nghiệp xuất khẩu không tuân thủ nguyên tắc quản trị rủi ro dẫn đến thiệt hại, họ sẽ tự bị đào thải. Còn khi nhiều doanh nghiệp cùng gặp vấn đề thì đó trở thành câu chuyện về cơ chế, nhận thức. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục nhận thức sai về rủi ro, không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa hoặc đưa ra những quyết sách chung cho thị trường thì mãi sẽ không thoát ra khỏi tình trạng như gà mắc tóc như hiện nay.
Theo SGTimes
Posted by Unknown
on 19:26. Filed under
Tìm hiểu thị trường
.
You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0.
Feel free to leave a response